Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

UP IN THE AIR

“Đuổi việc là cả một nghệ thuật và người đuổi việc cũng là một nghệ sĩ”


Một ngày mát trời, mình cao hứng trốn con đi xem xuất phim 8h30 tối. Không còn lựa chọn nào khác đành phải mua cặp vé phim từng được đề cử 6 giải Oscar. Bình thường như mọi khi, mình ít xem phim dính líu đến Oscar. Cơ bản vì không phải phim nào cũng hỉu được. Hihi…Lần này đặc cách vì sự xuất hiện của George Clooney!!!

Hóa ra có một nghề mà trước nay mình không hề biết là tồn tại – nghề sa thải thuê.



Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng, hàng loạt các công ty phải cắt giảm nhân công, sa vào tình trạng khó khăn thì đó lại là cơ hội ngàn vàng của họ – những công ty sa thải thuê.

Những ông chủ phải chi tiền để thông báo tin nghỉ việc, thực chất là đuổi việc nhân viên. Trong phim có lúc gọi những người đó là những ông chủ “ủy mị, yếu mềm”, không đủ dũng cảm để thông báo tin buồn cho nhân viên.!

Đã từng có những lúc mình đóng vai người “đuổi việc”. Thật là khó khăn, dù lý do là khách quan hay chủ quan, dù đó là người mình “yêu” hay “ghét”… Chưa bao giờ mình muốn đảm nhận nhiệm vụ này. Ủy mị, yếu đuối, hay cả nể… Không biết nữa, đơn giản chỉ là cảm giác không muốn thốt ra câu nói làm người khác đau lòng, không muốn nói câu: “Tôi rất tiếc nhưng anh, chị đã bị sa thải!!!”…

Thật ra thì, xem phim mới thấy, người bị đuổi việc có rất nhiều phản ứng khác nhau, thậm chí là phản ứng điên rồ. Người đuổi việc phải là một chuyên gia tâm lý, không nói thừa một câu nào, có khả năng thuyết phục người đối diện trước những câu hỏi mà đáp án trả lời là: “bó tay”…

Bạn sẽ trả lời nhân viên thế nào khi họ hỏi “Bị đuổi việc, tôi lấy gì để mua bánh mì, trả tiền thuê nhà, trả nợ ngân hàng, trả tiền học cho con???”, “Tại sao lại là tôi?”, “Tại sao lại đối xử với tôi như vậy?”, “Tôi không đồng ý!”…thậm chí là “giết…”, “chết…”, “nhảy cầu…”…

Cần phải để người ta hiểu, bị sa thải là mất đi cơ hội ở chỗ này nhưng lại có cơ hội ở chỗ khác. Bằng mọi từ ngữ, mọi câu nói bạn phải thuyết phục họ rằng tất cả chưa chấm dứt, chỉ là bắt đầu mới – cho dù những gì bạn nói phi lý và vô căn cứ!!! Dù chỉ là một đốm lửa hy vọng nhỏ nhoi, bạn vẫn phải nhen lên. Để người lao động chấp nhận quyết định sa thải một cách tâm phục khẩu phục, để mọi chuyện êm xuôi, để không có bất kỳ hậu quả đáng tiếc nào xảy ra sau khi một người mất việc…

Hóa ra có những nơi, quyền của người lao động được đảm bảo đến tận phút cuối cùng, thậm chí kể cả khi người ta đã nghỉ việc rồi!!!???

UP IN THE AIR – “một vở hài kịch giễu cợt”, một bài học hữu ích cho chính mình.


Ps: sẽ tiếp tục trốn con đi xem phim, hihi!

5 nhận xét:

  1. C có nghe mẹ Vân Lam viết về phim này. Hôm nào phải down về xem mới được.

    Chỗ chị có một cách đuổi việc rất hay: là ko giao việc gì cho người đó cả và để họ luôn có cảm giác bấp bênh. Thường là họ sẽ tự viết đơn xin thôi việc.

    Trả lờiXóa
  2. Hay nhỉ, có cả nghề này hả em? Thế sao không có cái nghề là thông báo cho Sếp là mình nghỉ việc nhỉ? Hic

    Trả lờiXóa
  3. em cũng thích phim này nhưng xin đóng góp là nghề này trên thực tế không có thực, chỉ là đạo diễn đặt ra tình huống để chuyển tải nội dung về trách nhiệm của con người với gia đình người thân ^^ vì nhân vật chính là người luôn lửng lơ trên trời.

    Trả lờiXóa
  4. @L2C: Em nghĩ cách ở chỗ chị cũng là một cách hay, nhưng nếu người đó không đủ nhạy cảm hoặc sức ỳ quá lớn thì em e rằng không hiệu quả lắm chị nhỉ, hihi???

    @TDM: Cái nghề mà anh muốn nghe chừng khó lắm anh ạ. Vì chắc chỉ có ông chủ mới có tiền để trả công thôi, với lại những người muốn nghỉ thì thường họ chả cần dài dòng như vậy!!!

    @bi: ui thế hả bạn, mình ngây thơ quá, cứ tưởng thật. Cảm ơn bạn vì thông tin này! :)

    Trả lờiXóa
  5. Chị vừa xem phim này rồi. Thương anh giai vừa có ý định hạ cánh trên không khí xuống thì gặp ngay một chị rất trần gian.

    @Bi: Nghề Career Transition Counselling là hoàn toàn có thực ở Mỹ đó bạn.

    Phim này đúng là nỗi ám ảnh của thời nước Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, không biết bao nhiêu người bị thất nghiệp nhỉ.

    Trả lờiXóa